Sinh mổ bao lâu thì lành luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là các chị em phụ nữ vì việc sở hữu một vết sẹo sau khi sinh trên bụng sẽ khiến cho các chị em phụ nữ rất tự ti về điều này.
Nếu bạn cũng đang gặp phải trường hợp tương tự như vậy và bạn cũng đang lo lắng không biết sinh mổ bao lâu thì lành? Có lâu lành hay không? Để giúp bạn giảm được lo lắng bài viết dưới đây sẽ nêu ra thời gian cụ thể về thời gian lành vết thương sau khi mổ chính xác nhất, vì vậy bạn nên đọc qua bài viết bên dưới đây để biết thêm các thông tin cần thiết nhé!
Vết sinh mổ bao lâu thì lành?
Sinh mổ bao lâu thì lành? Luôn là câu hỏi được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm đến, hầu như các chị em luôn mong muốn sẽ vết sẹo sẽ nhanh móng hồi phục để mau chóng trở lại như trước đây.
Sinh mổ là phương án áp dụng cho những trường hợp như thai nhi quá lớn, sức khỏe của mẹ yếu, khó sinh hoặc không đủ khả năng sinh tự nhiên.
Tùy vào kích thước của thai nhi và vết mổ thường có độ dài từ 11 – 15 cm.
Vết mổ cũng có hai loại là đường ngang rạch ngay trên vùng bụng hoặc bên mang hai hốc xương chậu hoặc đường dọc từ xương mu tới rốn.
Để vết mổ lành lại thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước vết mổ, chế độ chăm sóc, cơ địa của mỗi người…
Thông thường, trong khoảng 7 – 10 ngày đầu vết mổ sẽ từ từ khép lại vô khô hẳn.
Nhưng lúc này, bạn sẽ vẫn cảm thấy đau bởi các bộ phận bên trong như thành tử cung, phần cơ… vẫn chưa lành hẳn.
Đến tuần 2 – 3 thì vết mổ đang hình thành sẹo, thường bị sưng, phồng nhẹ, và đỏ một chút.
Đến tuần thứ 6 thì vết mổ trở thành sẹo và lồi lên, các bộ phận bên trong cũng dần dần được khôi phục.
Lúc này, do vết mổ lên da non nên bạn sẽ thấy hơi ngứa và cảm giác tê tê.
Nhưng phải 3 tháng sau khi sinh thì vết mổ mới lành hẳn, không còn cảm giác ngứa và đau cũng như nguy cơ bục vết thương.
Thậm chí một số người cảm giác đau kéo dài tới tận 6 tháng đến 1.5 năm.
Nên trường hợp của bạn Thanh Tuyền thì vết mổ đang trong quá trình hồi phục, lên da non nên cảm giác hơi sưng đỏ, khó chịu và không có vấn đề gì đáng ngại.
Tuy nhiên, do cơ địa và do vấn đề vệ sinh, một số sản phụ sau sinh có thể xuất hiện dấu hiệu cơ thể không chấp nhận chỉ khâu, dẫn đến nhiễm trùng, vết thương mưng mủ.
Vì vậy, bạn cần để ý kỹ, nếu trong khoảng 2 tuần vết mổ có dấu hiệu ngày càng đau hơn, làm mủ… thì nên đến bệnh viện cắt chỉ, chăm sóc đặc biệt, nhằm hạn chế việc viêm nhiễm vết mổ.
Làm cách nào để không để lại vết sẹo sau khi sinh mổ
Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ
Bạn phải giữ gìn vệ sinh thân thể thật sạch, không được tắm ít đi tuy nhiên, bạn chỉ nên lau người hoặc vết mổ bằng nước nóng, cũng không được tắm quá lâu vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến vết mổ. Sau đó, cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ hoặc sử dụng dung dịch betadin hoặc povidine để lau vết thương, tránh nhiễm trùng.
Chế độ ăn uống
Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, B, K, canxi, kẽm…Bên cạnh đó không ăn thịt gà, hải sản, thịt bò, rau muống gây dị ứng, làm vết thương lâu lành và gây sẹo lồi, cũng như các loại gia vị như ớt, tỏi, hành tây gây ngứa.
Nguồn: https://lg123.info/