Cách ngồi dậy sau sinh mổ. Chăm sóc vết mổ

661

Thông thường, những bà mẹ sinh thường khó thì cần phải áp dụng phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, chắc bạn cũng biết, việc sinh mổ tuy nhanh chóng nhưng sau đó các bà mẹ phải trải qua nhiều đau đớn vì vết mổ chưa lành khiến cơ thể chị em sẽ bị đuối sức. Bạn đã biết cách ngồi dậy sau sinh mổ như thế nào để hồi phục sức khỏe nhanh chóng? 

Chống Covid bằng việc mua>>>Elipsportmay chay bomáy chạy bộ Elipsportmáy chạy bộ

Vì sao phải ngồi dậy đúng cách sau sinh mổ?

cách ngồi dậy sau sinh mổ

Quá trình sinh mổ vừa đau đớn, mất máu nhiều khiến cơ thể chị em  kiệt sức và rất mệt mỏi. Bởi vậy, sau khi trải qua ca sinh mổ, những bà mẹ cần để cho cơ thể của mình được nghỉ ngơi. Các mẹ cần được chăm sóc tốt nhất để cơ thể có thể hồi phục trở lại được.

Đặc biệt khi mới sinh mổ xong thuốc mê dần hết tác dụng, khiến các bà mẹ chắc chắn sẽ bị đau nhói ở vùng bụng. Nhất là ở vùng da quanh vết mổ. Vì vậy các mẹ cần biết cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng cách để giúp cơ thể không bị choáng. Quan trọng hơn là cách ngồi như thế nào để không làm ảnh hưởng đến vết mổ và giúp vết mổ hồi phục nhanh.

Bởi vì vết mổ sau sinh vẫn còn mới, các mũi chỉ còn chưa lành. Do đó việc tránh các tác động mạnh đứng lên ngồi xuống sẽ giúp vết mổ mau lành. Như vậy nó sẽ giúp giảm nhanh các đau đớn mà vết mổ gây ra cho chị em.

Cách ngồi dậy sau sinh mổ giúp hồi phục nhanh

Theo các bác sĩ chuyên khoa sinh sản, thì cách ngồi dậy sau khi sinh mổ tốt nhất sẽ là:

Các mẹ sau khi trải qua quá trình sinh mổ thì hạn chế ngồi thẳng dậy ngay. Nếu bạn trong trạng thái đang nằm ngửa thì không nên gập người 90 độ. Nếu các mẹ làm như vậy vết mổ có thể sẽ bị bong ra ngay. Khiến các đường chỉ may sẽ làm cho vết mổ trở nên đau đớn hơn. Vết thương sẽ bị ảnh hưởng và khiến nó lâu lành lại.

Khi bạn muốn ngồi dậy thì các chị em cần thực hiện bước sau:

Bước 1:  Các mẹ hãy co đầu gối lại.

Bước 2:  Trở người nằm nghiêng sang một bên một cách nhẹ nhàng.

Bước 3: Để nguyên tư thế này khoảng 2 đến 3 phút để vết thương làm quen với tư thế gập người sẽ giúp làm giảm sự đau nhức cho chị em.

Bước 4: Nhẹ nhàng nâng người lên và chú ý vẫn để nguyên tư thế người nghiêng. 

Bước 5: Dùng khuỷu tay của mình chống lên một cách từ từ.

Bước 6: Từ từ ngã ra và đặt mình ở tư thế ngồi. Nếu được, bạn nên dựa lưng vào đầu giường để ngồi nghỉ ngơi hoặc có thể thõng chân xuống đường để tránh làm vết thương bị bung ra.

Một vài lời khuyên khác

Doctor giving injection to boy

Dùng thuốc giảm đau.

Sau khi các mẹ sinh mổ, các cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng hai tuần, tuy nhiên bạn vẫn sẽ cảm thấy khỏe hơn sau. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm như ibuprofen và thuốc giảm đau nếu như bạn cảm thấy quá đau, và không thể chịu nổi.

Dùng probiotic

Những loại kháng sinh bạn dùng trong khi phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bạn. Vì thế,  việc bạn bổ sung  thêm chất probiotic có thể giúp khôi phục các lợi khuẩn đường ruột khỏe mạnh hơn, từ đó giúp ngăn ngừa tiêu chảy, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Chăm sóc vết mổ

Các mẹ nên giữ cho khu vực quanh vết mổ luôn khô ráo. Nếu trường hợp bạn cảm thấy nó ấm, đỏ hoặc đau nhức gia tăng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ vì vết mổ có thể bị nhiễm trùng. Vệ sinh vết mổ thường xuyên bằng nước sạch mỗi ngày.

Bắt đầu đi bộ

Hãy  đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày sau khi bạn đã xuất viện. Đi bộ sẽ làm tăng lưu thông máu, điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị cục máu đông, hỗ trợ chức năng ruột và tăng khả năng chữa lành cơ thể của bạn.

Ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng cũng rất quan trọng để chữa bệnh. Tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm chống viêm và có vitamin C, ví dụ như quả mọng, cải xoăn và bông cải xanh.

Vitamin C hỗ trợ sản xuất collagen, một loại protein giúp sửa chữa các mô. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như hạt và hạt cũng có khả năng chống viêm.

Nguồn: https://lg123.info/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail