Ho ăn tôm được không

986

Thời điểm giao mùa khiến ta dễ bị nhiễm bệnh như ho, sốt, cảm lạnh…Nên chế độ dinh dưỡng trong thời gian này cần được chú trọng. Trong nhân gian quan niệm rằng ho không được ăn tôm vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Vậy thì ho ăn tôm được không?

👉👉👉 Thông tin tham khảo: Collagen có tác dụng gì

1. Ho ăn tôm được không?

Trả lời cho câu hỏi ho ăn tôm được không? Khoa học không chứng minh việc ăn tôm sẽ bị ho hay làm tình trạng bệnh nặng hơn. Ho là một căn bệnh do thời tiết chứ không phải căn bệnh do ăn uống. Khi bị ho, cơ thể sinh ra cảm giác mệt mỏi, đau rát cổ, dẫn đến việc lười ăn nhất là đối tượng người già và trẻ em. 

👉👉👉 Thông tin tham khảo: Uống collagen có tốt không

Trái ngược với suy nghĩ ho không được ăn tôm. Bạn không nên bỏ qua thực phẩm này. Tôm giàu canxi và kẽm giúp tăng đề kháng cho cơ thể khi bị cảm cúm, ho khan.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sơ chế tôm: bóc vỏ tôm thật sạch, bỏ đầu tôm. Tránh tình trạng vỏ tôm, râu tôm xóc vào cổ họng gây ngứa, dẫn đến ho mạnh.

2. Chế độ dinh dưỡng khi bị ho

Đối với người bệnh thì chế độ dinh dưỡng nên cần được chú trọng. Bệnh ho khiến cuống họng bị tổn thương, chính vì điều đó ta nên chọn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, ấm, để tránh tình trạng bị vướng vào cổ khi ăn. Nếu chọn tôm, gà để chế biến món ăn thì nên loại bỏ phần vỏ và xương, dùng nấu cháo, súp,…sẽ dễ tiêu hóa hơn.

👉👉👉 Thông tin tham khảo: Collagen là gì

Dưới đây là các loại thực phẩm nên kiêng khi bị ho

  • Cá và các loại hải sản vỏ cứng: nên loại bỏ sạch vỏ khi ăn
  • Thực phẩm lạnh: đồ lạnh sẽ gây kích ứng cuống họng, ảnh hưởng đến phổi, mà bệnh ở phổi cũng là nguyên nhân dẫn đến ho.
  • Thực phẩm cay, nóng: ho làm cuống họng bị tổn thương, nếu dùng đồ cay nóng càng dễ dẫn đến viêm, sưng tấy, lúc đó bệnh tình sẽ khó điều trị hơn.
  • Đồ chiên dầu mỡ: đồ chiên dầu mỡ là gánh nặng của dạ dày, làm việc tiêu hóa thức ăn không hiệu quả, lúc này dịch đờm sẽ tiết ra nhiều hơn mức bình thường, và bệnh ho càng kéo dài.
  • Dừa và mía: mặc dù đây là thực phẩm giàu vitamin, nhưng bản chất của nó có tính hàn, nên không tốt cho nội tạng của người bệnh ho.
  • Sữa: trong sữa chứa nhiều protein, chúng góp phần sản sinh ra chất nhầy trong đường ruột, nếu dư sẽ đẩy lên đường hô hấp ở cuống họng, vì vậy khi bị ho cần kiêng sữa một thời gian.

Thêm vào đó, những tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn, thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ho khó điều trị nhanh. Vì vậy, cần đề phòng các yếu tố bên ngoài, tập luyện tăng cường sức đề kháng, và đừng quên chú trọng chế độ dinh dưỡng bên trong. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc “ho ăn tôm được không?”.

nguồn:https://lg123.info/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail