Bị cảm cúm có nên tắm không

930

Cảm cúm là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, có thể lây từ người này sang người khác. Khi nhiễm bệnh, cơ thể bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như nóng, sốt, mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi, mất vị giác…

Khoảng thời gian này bệnh nhân cần được chăm sóc kĩ, nếu không bệnh có thể trở nặng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Nhiều người đặt ra câu hỏi “bị cảm cúm có nên tắm không”, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Bị cảm cúm có nên tắm không?

Tắm là sinh hoạt thường ngày của con người. Đây là khoảng thời gian thoải mái, thư giãn của chúng ta, để loại bỏ mọi bụi bẩn sau một ngày làm việc vất vả. Thế nhưng đối với người bị cảm cúm có nên tắm không?

👉👉👉 Thông tin tham khảo: Collagen có tác dụng gì

Nhiều người cho rằng bị cảm không nên tắm, vì nếu tắm hơi lạnh của gió và nước sẽ làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng nếu xét về cách tắm và thời gian tắm. Bị cảm cúm bạn vẫn có thể tắm bình thường bằng nước ấm, tắm trong khoản thời gian không quá lâu. Lúc này cơ thể sẽ theo dòng nước đào thải chất độc qua làn da. Như vậy bệnh tình sẽ cải thiện hơn.

Ngược lại, nếu bạn dùng nước lạnh để tắm, tính hàn trong nước lạnh sẽ khiến bạn khó hạ sốt, cơ thể dễ bị trúng gió khiến bệnh tình chuyển biến nặng.

2. Cách tắm giúp giảm triệu chứng cảm cúm

👉👉👉 Thông tin tham khảo: Uống collagen có tốt không

Cảm cúm vẫn có thể tắm, nhưng tắm như thế nào để cải thiện tình trạng bệnh? Các chuyên gia cho hay 12-20 phút là khoản thời gian hợp lý để bạn ngâm mình với nước ấm từ 27-32,5. Nếu bạn cảm nhận thấy có hiệu quả, nên tăng cường độ tắm 3 lần trong tuần và kết hợp một số dược liệu để kết quả khả quan hơn. Dưới đây là một số dược liệu bạn có thể tham khảo.

Tắm với tinh dầu

Nghiên cứu cho thấy một số loại tinh dầu ngoài tác dụng giúp thư giãn đầu óc còn có tác dụng trị bệnh như: tinh dầu quế, bạch đằng…có thể sử dụng để điều trị bệnh do virus đường hô hấp gây nên.

Tắm với muối epsom

Muối epsom – tên gọi khác của magie sulphat, bắt nguồn từ một con suối đắng ở nước Anh. Đây là sự kết hợp tự nhiên của hai chất magie và sunphat, có tác dụng hỗ trợ đau nhức cơ, xương, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm triệu chứng đau đầu, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng, thải độc tố…

Muối epsom có hình dạng giống muối ăn nhưng không thể ăn được, cần tránh xa tầm tay trẻ em. Có thể dễ dàng tìm mua muối epsom ở nhiều hiệu thuốc.

Tắm với sả, gừng

Đây là phương pháp hạ sốt mà ông bà xưa hay dùng. Khi tắm với hỗn hợp này sẽ kích thích cơ thể tăng tiết mồ hôi, loại bỏ độc tố thông qua làn da, giảm đau nhức cơ. Phương pháp này có thể gây mất nước khá nhiều.Vì vậy bạn nên  uống nhiều nước trước và sau khi tắm để tránh tình trạng mất nước.

3. Bổ sung chất tăng đề kháng khi bị cảm cúng

👉👉👉 Thông tin tham khảo: Collagen là gì

Ngoài tác động từ bên ngoài ra, bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong cũng là ưu tiên hàng đầu để đẩy lùi bệnh.

Cảm cúm khiến cơ thể suy nhược, mất cảm giác thèm ăn, nên người bị cảm cúm thường ăn rất ít. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ điều này. Ăn ít thì lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể bị hạn chế, rất khó tạo đề kháng chống lại virus. Vậy nên chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần được chú trọng.

Người bệnh nên ăn các món dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: canh hầm rau củ, súp gà, súp tôm, các loại cháo dinh dưỡng, sữa chua, rau xanh, trái cây, thực phẩm cay, nước trái cây, và đặc biệt nên uống nhiều nước để loại bỏ chất độc bên trong cơ thể. Vitamin C cũng là chất được các chuyên gia khuyên dùng khi bị ốm. Vì vitamin C tạo đề kháng nỗi trội, có nhiều trong các loại trái cây như: dâu tây, ổi, cam, bưởi, chanh…

Ngoài việc trả lời cho câu hỏi “bị cảm cúm có nên tắm không” bài viết trên còn đề cập nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh cách điều trị bệnh cảm cúm. Người bệnh nên chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp để làm giảm nguy cơ chuyển biến xấu và nhanh khỏi bệnh.

nguồn:https://lg123.info/

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail