Bún là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Bún gắn liền với nhiều món đặc sản của các miền như: Bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún riêu,…là loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống của người Việt. Vậy ăn bún nhiều có tốt không?
Xem Nhanh
1. Ăn bún nhiều có tốt không?
Bún có mùi vị dễ chịu, mềm, tiện lợi, nên rất được ưa chuộng đặc biệt là dùng chế biến các món ăn sáng. Mọi người có xu hướng nghĩ rằng bún làm từ gạo xay nên an toàn giống như cơm vậy, chỉ khác nhau hình dạng. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm.
‘👉👉👉 Thông tin tham khảo: Collagen có tác dụng gì
Tuy bún được làm từ gạo, nhưng để tạo ra những sợi bún tươi ngon, bắt mắt người mua thì nhà sản xuất đã cho vào đó một lượng chất phụ gia. Hàn the, chất tẩy trắng, huỳnh quang, tinopal, chất làm chua…tùy vào cơ sở sản xuất mà lượng chất phụ gia cho vào sẽ khác nhau. Vậy thì ăn bún nhiều có tốt không?
Các chuyên gia cho biết rằng bất kì thực phẩm nào cũng có mặt lợi và mặc hại của nó, quan trọng là chúng ta biết cách sử dụng sao cho đúng hay không. Việc sử dụng bún cũng vậy. Để tránh mắc phải những hậu quả nghiêm trọng ta nên biết cách chọn bún sạch, nắm được những đối tượng nào không nên dùng bún, và tốt hơn hết là hạn chế việc ăn bún.
2. Những đối tượng khuyến cáo không nên sử dụng bún
Bún có vị chua, đặc biệt là chứa chất phụ gia nên không phù hợp với một số đối tượng sau đây:
2.1. Người mắc bệnh về đường tiêu hóa
Thông thường trước khi xay gạo làm bún, người ta sẽ ngâm gạo qua đêm để gạo nở ra, mềm, dễ xay. Trong quá trình này, gạo sẽ lên men, nên không tốt cho những người mắc bệnh về đường tiêu hóa dễ gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, rất hại cho bao tử.
‘👉👉👉 Thông tin tham khảo: Uống collagen có tốt không
2.2. Trẻ em
Chúng ta đều biết rằng, hệ tiêu hóa của trẻ em khá non nớt nên chế độ dinh dưỡng của trẻ khác với chúng ta. Bún mềm, tiện lợi nên đơn giản hơn rất nhiều khi cho trẻ ăn, thế nhưng đó là đối với “bún sạch”. Những nơi sản xuất bún không uy tín, vì lợi nhuận mà thêm nhiều lượng phụ gia như hàn the, chất tẩy trắng vào trong thì bún dễ gây nguy cơ tổn hại sức khỏe cho trẻ.
2.3. Phụ nữ sau khi sinh
Không chỉ trước khi sinh mà sau khi sinh phụ nữ cũng cần được bồi bổ để nhanh phục hồi sức khỏe. Loại thực phẩm có chứa hóa chất như vậy sẽ làm tổn hại cơ thể người mẹ, bằng đường sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến em bé.
3. Một số cách phân biệt bún sạch và bún “không sạch”
👉👉👉 Thông tin tham khảo: Collagen là gì
Dưới đây là một số cánh thông dụng giúp chúng ta dễ dạng nhận biết đâu là bún sạch:
- Bún sạch thường dễ đứt gãy, có màu trắng đục. Khi bạn chạm tay vào thì bị dính tay. Ngược lại bún hóa chất có màu trắng trong, sáng, bắt mắt, sợi bún dai, chạm vào không có cảm giác dính tay.
- Bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo lên men, không nồng như dùng hóa chất, và bảo quản khoảng thời gian dài hoặc qua ngày là hỏng.
- Bạn có thể thử bằng cách cho lượng bún nhỏ vào chén nước mắm, bún sạch có xu hướng hút mắm vào sợi bún nhanh, làm sợi bún mềm ra. Ngược lại, sợi bún chứa hóa chất lại thẩm thấu lâu hơn, sợi bún khô đi và có dấu hiệu rời ra.
Bài viết này cung cấp cho bạn những kỹ năng nội trợ cần thiết và cũng đã giải đáp thắc mắc “ăn bún nhiều có tốt không”. Bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình cùng những người xung quanh mình.
nguồn:https://lg123.info/